Truy cập nội dung luôn

Góc nhìn & chia sẻ Góc nhìn & chia sẻ

« Quay lại

2020 – Nhìn lại một năm khó quên

Năm 2020 qua đi, để lại những dư âm khó quên về tình hình dịch bệnh trên khắp thế giới, thiên tai liên tục xảy ra, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam.Trong guồng quay đó ngành dệt may cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực, song đây cũng là năm đánh dấu một quá trình "vượt khó" đầy ấn tượng của Dệt May Việt Nam.

 

Bức tranh 2020: Dịch bệnh và bão lũ

 

Tính tới ngày 28/12/2020, Việt Nam ghi nhận 1.531 ca nhiễm Covid-19, trong đó 1.369 người đã khỏi bệnh, 35 người tử vong. Với dân số gần 100 triệu, số ca bệnh và tử vong của Việt Nam được quốc tế ghi nhận là rất thấp.

 

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành khắp thế giới, dư luận quốc tế ấn tượng sâu sắc về một Việt Nam vừa là "ngọn hải đăng" trong chống dịch COVID-19 và "điểm sáng" trong tăng trưởng kinh tế, vừa đóng góp chủ động, tích cực hợp tác, chia sẻ cùng cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống COVID-19 và thích nghi với trạng thái "bình thường mới".

 

Có được thành quả rất đáng tự hào ấy là nỗ lực, sự chung tay của toàn dân tộc với tinh thần "chống dịch như chống giặc", dưới sự chỉ đạo nhanh chóng, sáng suốt, chủ động, quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, các địa phương; sự nỗ lực, hy sinh, cống hiến hết mình của các lực lượng tuyến đầu như bác sỹ, nhân viên y tế, bộ đội, công an và sự tin tưởng, ủng hộ, đóng góp sức người, sức của, tuân thủ nghiêm túc của toàn thể nhân dân.

 

Covid-19 là cơn ác mộng của cả thế giới trong năm 2020, nhưng Việt Nam không chỉ có Covid, trong vòng hơn 1 tháng, 8 tỉnh, thành phố miền Trung liên tiếp chịu ảnh hưởng của 8 loại hình thiên tai liên hoàn: bão chồng bão, mưa lũ chồng mưa lũ. Suốt hơn 1 năm gồng mình chống chọi với đại dịch Covid- 19, Việt Nam chỉ có 35 người tử vong, chủ yếu người lớn tuổi và có bệnh lý nền nghiêm trọng nhưng riêng đợt mưa lũ vừa qua, đã có tới 235 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế khoảng 17.000 tỷ đồng...Lũ lụt dâng cao khiến nhiều doanh nghiệp dệt may tại khu vực miền Trung phải tạm ngừng sản xuất,hàng hóa, thiết bị, giấy tờ sổ sách đều bị ngấm nước, NLĐ cũng không thể đến công ty do nhiều tuyến đường bị chia cắt , nhà cửa của họ  bị tốc mái, ngập sâu trong nước lũ ....Khó khăn chồng chất khó khăn.

 

Cũng như khi cả nước chung tay, đồng lòng chống giặc Covid- 19, trong khó khăn, hoạn nạn, lòng yêu nước, tình quân dân, nghĩa đồng bào lại ngời sáng hơn bao giờ hết. Cùng với sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chính phủ, nhân dân cả nước đã hướng về miền Trung ruột thịt, cùng sẻ chia những đau thương, mất mát bằng những việc làm ủng hộ, giúp đỡ cụ thể nhất.

 

Dệt May - 1 năm vượt khó

 

Năm 2020, một năm khó khăn chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây của cả nước nói chung và ngành dệt may nói riêng.

 

Dịch bệnh Covid- 19 đã khiến nhu cầu về hàng dệt may tại hai thị trường Mỹ và EU sụt giảm đột ngột. Điều này tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp và người lao động. Tuy vậy, các đơn vị đã nhanh chóng thích ứng với hoàn cảnh "có một không hai". Ngoài việc chủ động chuyển đổi sang mặt hàng khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế, lãnh đạo doanh nghiệp đã phối hợp với tổ chức công đoàn  bố trí lại thời gian sản xuất, nhằm chia sẻ công việc, chia sẻ thu nhập, để không một NLĐ nào bị bỏ lại trong khó khăn.

 

 

Kết quả, xuất khẩu dệt may năm 2020 của Việt Nam đạt 35 tỷ USD, thấp hơn năm ngoái 4 tỷ USD – một con số rất nhỏ so với dự báo đầu năm. Là đơn vị dẫn đầu ngành, Tập đoàn Dệt May Việt Nam có doanh thu hợp nhất 15.516 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch; lợi nhuận hợp nhất 628,9 tỷ đồng, đạt 164,8% kế hoạch; thu nhập bình quân khoảng 8 triệu đồng/người/tháng, chỉ giảm 4,5% so với 2019. Mức thưởng Tết bình quân là 1,5 tháng lương, tương đương 13 triệu đồng/người (bằng 90% so với 2019), doanh nghiệp thưởng thấp nhất là 1 tháng lương, cao nhất là 3 tháng lương. Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước, đây là mức giảm không đáng kể. Có thể nói, Dệt May đã hoàn thành tốt nhiệm vụ kép: vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh bình thường, vừa hỗ trợ an sinh xã hội một cách hiệu quả.Góp phần vào những hoạt động này, ngành dệt may nổi lên với vai trò đầu tàu trong việc nhanh chóng thích ứng với tình hình và chuyển đổi sản xuất, vừa đảm bảo nhiệm SXKD, vừa góp phần phòng chống dịch bệnh.

 

Đ/c Lê Nho Thướng - Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam thăm hỏi, động viên cán bộ công nhân lao động Dệt kim Đông Xuân trong đợt sản xuất khẩu trang phục vụ phòng chống dịch

 

Đồng hành cùng chuyên môn, là vai trò của tổ chức Công đoàn, như đánh giá của đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Hội nghị Sơ kết nửa nhiệm kỳ 2018- 2023 và Tổng kết công tác công đoàn năm 2020: "Công đoàn Dệt May Việt Nam đã chủ động, sáng tạo trong công tác chăm lo đời sống cán bộ đoàn viên, CNLĐ và thành công trong nhiệm vụ tổ chức phong trào thi đua gắn liền với thực tiễn sản xuất. Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, Công đoàn Dệt May đã đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động; đồng thời tăng cường phòng chống dịch, đảm bảo an toàn lao động sản xuất, góp phần đưa ngành vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh gây ra." 

 

----

 

Năm 2020 đã qua đi. Một năm có thể được coi là khó khăn nhất trong cuộc đời của rất nhiều người trên thế giới. Năm 2020 là một năm đặc biệt trong lịch sử đất nước, kể từ sau chiến tranh. Trong khi cả thế giới đang bị bao phủ bởi bóng tối đại dịch Covid-19 thì thành công trong chống dịch, trong đối ngoại, trong vai trò Chủ tịch Asean, trong việc mạnh mẽ, kiên cường vượt qua cơn bão lũ lịch sử để ổn định và phát triển kinh tế đạt mức tăng trưởng gần 3%, trong bối cảnh suy thoái toàn cầu, trong một năm mà chỉ số niềm tin của người dân vào Chính phủ đạt mức kỷ lục... Việt Nam như một trong những đốm sáng hiếm hoi, thứ ánh sáng lặng thầm mà không kém phần rực rỡ.

 

Góp phần vào thành quả chung, năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức công đoàn và đặc biệt toàn thể người lao động Dệt May đã để lại dấu ấn ngành nghề đậm nét trong mỗi chiến công của đất nước, với "tinh thần tự cường và sáng tạo", đúng như phát biểu của đồng chí Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Vinatex tại Hội nghị Tổng kết Công tác Đảng và Hoạt động SXKD 2020, kế hoạch năm 2021 của Tập đoàn.

 

Khó khăn phía trước hẳn vẫn còn rất nhiều, nhưng với thế ấy, vận ấy, chúng ta hãy cùng cầu mong và tin tưởng vào một năm 2021, ánh sáng Việt Nam, vẻ đẹp Dệt May sẽ càng lung linh và lộng lẫy hơn!

 

 

    NguyễnThị Thu Hương

 

 

 

Bạn đọc nhấn vào đây để gửi ý kiến bình luận

Tin khác

Trung bình (0 Bình chọn)
Tỷ lệ trung bình là 0.0 ngôi sao trên mức cao nhất 5 sao.
  
Chưa có lời bình nào. Hãy là người đầu tiên.

Thông báo Thông báo

Video hoạt động Video hoạt động

Liên kết website Liên kết website