Góc nhìn & chia sẻ
Khi lao động nam chọn nghề dệt may
Xưa nay công việc nặng nhọc vốn được coi là của nam giới. Trái lại những việc đòi hỏi sự khéo léo, mềm mại và tính kiên trì thường phù hợp với phụ nữ. Tuy nhiên, quan niệm này giờ đây không còn phù hợp khi Việt Nam đang phấn đấu để tiệm cận bình đẳng giới một cách thực chất nên phái mạnh và phái yếu có thể làm những công việc như nhau. Thực tế tại ngành Dệt May có không ít nam giới lựa chọn công việc gắn với đường kim mũi chỉ này và đạt được nhiều thành công.
Từ đôi bàn tay khéo léo...
Chuyền 11 Công ty May 1 - Tổng Công ty CP Dệt May Nam Định hiện có 35 lao động, trong đó có 8 nam giới. So với các chuyền khác, lao động nam của chuyền này khá đông. Những nam giới làm việc tại đây thường đảm nhận công việc sử dụng máy may hiện đại, công nghệ cao, đòi hỏi phải nhanh nhạy, khéo léo và sáng tạo trong quá trình xử lý và vận hành. Chị Hoàng Ngọc Lanh - Tổ trưởng chia sẻ "Ban đầu tôi nghĩ công việc này chỉ dành cho nữ giới nhưng trong quá trình làm việc gặp nhiều nam giới tận tâm, khéo léo, thậm chí nhiều công đoạn họ làm nhanh và đẹp hơn chị em".
Đôi bàn tay khéo léo, thuần thục với "cắt và may" của lao động nam
Gắn bó với Công ty CP Tổng Công ty May Đáp Cầu 28 năm, trong đó trên 20 năm thâm niên ngồi máy may, mặc dù hiện nay đang là công nhân kiểm hàng nhưng anh Trương Văn Xuân có thể làm các công đoạn may khác nhau, sử dụng được nhiều loại máy và sẵn sàng "nhập vai" bất cứ vị trí nào khi chuyền may "khuyết chỗ". Cũng theo anh Xuân, máy móc và công nghệ hiện đại giúp giải phóng sức lao động nhưng đặc thù ngành may có nhiều chi tiết đòi hỏi sự khéo léo.
Còn theo ông Đoàn Văn Dũng - Trưởng Phòng nhân sự Tổng Công ty CP Dệt May Nam Định - doanh nghiệp hiện có trên 3.000 lao động trong đó 32% là nam giới: Ngành may hiện nay đa phần tự động hóa, máy móc hỗ trợ nhiều công đoạn nên nam giới hoàn toàn có thể đảm đương nhiều công việc, phụ trách các dây chuyền may khác nhau... Do vậy, công ty sẵn sàng tiếp nhận không phân biệt nam, nữ nếu họ đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, thực tế khi tuyển dụng, ban đầu lao động nam thường không tự tin với nghề nhưng qua đào tạo và tích lũy kinh nghiệm họ làm rất tốt, nhiều lao động nam vươn lên giữ vị trí từ tổ trưởng, quản lý chuyền may đến lãnh đạo quản lý... Một số lao động nam còn nhanh nhạy, nắm bắt tốt thiết bị mình vận hành, "bắt bệnh" và chủ động sửa chữa lỗi hỏng nhỏ góp phần nâng cao năng suất và hiệu suất sử dụng máy. Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc nếu lao động nam có năng lực và động cơ phấn đấu công ty sẽ bồi dưỡng, tạo điểu kiện tốt nhất để họ phát triển.
Đến năng suất và thu nhập cao...
Hiện nay từ những doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô sử dụng gần trăm đến các doanh nghiệp lớn thâm dụng hàng chục nghìn lao động có CĐCS trực thuộc Công đoàn Dệt May Việt Nam; bất cứ doanh nghiệp nào cũng có sự đóng góp công sức không nhỏ của nam CNLĐ trực tiếp sản xuất. Họ có thể làm việc ở nhiều công đoạn nhưng chủ yếu ở những bộ phận như may, là, cắt, hoàn thiện, đóng gói sản phẩm. Trong số họ không ít người dẫn đầu vị trí về năng suất, thu nhập và trở thành CNLĐ có tay nghề, bậc thợ cao tại doanh nghiệp.
Theo chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty CP Tổng Công ty May Đáp Cầu, hiện lao động nam đang làm việc tại công ty chiếm tỷ lệ gần 30%. Số lượng tuy không lớn nhưng chất lượng khá tốt. Phần lớn họ là những người nhanh thạo nghề, giỏi nắm bắt khoa học, kỹ thuật và có nhiều sáng kiến trong sản xuất.
Còn tại Tổng Công ty May 10 - CTCP, không ít nam giới tham dự các cuộc thi thợ giỏi các cấp và đạt thành tích. Các anh là những công nhân gắn bó với doanh nghiệp từ 28-35 năm, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu lao động giỏi, có thành tích trong việc kèm cặp, giúp đỡ công nhân mới vào nghề như anh Nguyễn Huy Bính công nhân cuốn sườn, Dương Văn Đoài công nhân vận hành máy may Công nghiệp thuộc Xí nghiệp Sơ mi Hà Nội; anh Nguyễn Mạnh Dũng công nhân ép cổ, ép phom ve thuộc Xí nghiệp Veston Hà Nội...
Khó khăn lớn nhất khi nam giới làm nghề may là phải rèn luyện tính kiên trì
Tương tự, anh Phạm Văn Thinh công nhân may Chuyền 6 (Công ty May II) thuộc Tổng Công ty CP Dệt May Nam Định có 17 năm công tác. Mặc dù là CNLĐ trực tiếp sản xuất nhưng anh luôn đứng tốp đầu về thu nhập. Anh tâm sự: Nam giới làm nghề may không nhiều như các nghề xây dựng, điện tử, cơ khí, vận tải… Tuy nhiên, khi họ đã quyết định lựa chọn và gắn bó với nghề may, đại đa số họ sẽ làm rất tốt, thu nhập cao và có cơ hội phát triển. Lý do, nam giới có điểu kiện hơn để chuyên tâm công việc; thay vì phải dành một thời gian nhất định cho việc sinh con, chăm sóc con nhỏ, gia đình.. như phụ nữ. Anh Thinh cho biết thêm "Với tôi làm công việc gì không quan trọng miễn sao ổn định, thu nhập tốt để nâng cao chất lượng cuộc sống".
Thực tế cho thấy, khó khăn lớn nhất khi nam giới làm nghề may xưa nay bắt buộc phải học và phải rèn luyện tính kiên trì. Do ngồi làm việc một chỗ nhiều giờ đồng hồ với một số tư thế ít thay đổi nên sẽ gò bó, nhức mỏi nhất là những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cặn kẽ và khéo léo như may các chi tiết phức tạp. Ngoài ra, nam công nhân không được hưởng một số chế độ riêng giống lao động nữ như: Nghỉ 30 phút/ngày trong những ngày kinh nguyệt, nghỉ 60 phút/ngày khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi... Cùng với đó, ngoài việc được giao vận hành các máy may chuyên dụng đòi hỏi phải có sức khỏe, đảm nhận thêm một số công việc như khuân vác, chuyển hàng và hỗ trợ chị em những việc khó khi cần; đôi lúc chịu áp lực từ định kiến xã hội về ngành nghề không được đa số nam giới lựa chọn...
Theo báo cáo năm 2022 của Công đoàn Dệt May Việt Nam, tỷ lệ lao động nam đang làm việc trong ngành chiếm tỷ lệ 29,6%. Bên cạnh những khó khăn có khá nhiều điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, nhìn vào con số thống kê nêu trên có thể khẳng định dư địa còn khá dồi dào.
Có ai đó đã nói, mỗi người gắn với một công việc nhờ "chữ duyên". Và những công nhân nam đã, đang và tiếp tục làm nghề may cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, bằng tình yêu nghề, sự quan tâm và nhiều chế độ đãi ngộ ngày một tốt hơn của các doanh nghiêp trong hệ thống ngành Dệt May Việt Nam, sự ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, hy vọng nghề may sẽ là sự chọn lựa và là công việc yêu thích của không ít đấng mày râu.
Nguyễn Thị Thủy
Tin khác
- Điều kiện và quy trình xét chọn công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên để tôn vinh tại Hội nghị toàn quốc lần thứ I năm 2025
- Mở rộng thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt May Việt Nam
- Nghĩa đồng bào phía sau cơn bão mạnh nhất miền Bắc trong vòng 30 năm qua
- Những ý tưởng mới được ghi nhận từ chuyến thăm Công ty CP Gang thép Thái Nguyên
- Bí thư Đảng ủy Vinatex: Hoạt động công đoàn cần thực chất, hướng về cơ sở và mang màu sắc Dệt May
- Giai cấp công nhân và phong trào công đoàn quốc tế tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
- Sâu sát với Công đoàn, công nhân
- Công đoàn Dệt May Việt Nam: Những hoạt động - sự kiện nổi bật 6 tháng đầu năm 2024
- Bệnh viện Dệt May - nơi gửi trọn niềm tin của người bệnh
- Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn với các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố
- Đàn ông và câu chuyện ngoại tình
- Video: Bay cao ước mơ năm 2024
- Giới trẻ ngày nay trong lằn ranh của “thực tế” và “thực dụng”
- Góc thơ: Thành kính tiếc thương
- Ngồi đây nhưng anh em làm gì đều biết cả đấy!
- Ngọn lửa nồng nàn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho công nhân, Công đoàn
- Tóm tắt tiểu sử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Dự thảo sửa đổi Luật Việc làm: một số điểm mới về bảo hiểm thất nghiệp - người lao động cần biết
- Thư chúc Tết Giáp Thìn - 2024 của Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam