Truy cập nội dung luôn

Góc nhìn & chia sẻ Góc nhìn & chia sẻ

« Quay lại

Văn hóa doanh nghiệp: Hướng về NLĐ để phát triển bền vững

Ngày 26/9/2016, Chính phủ ban hành quyết định số 1846/QĐ-TTg, lấy ngày 10 tháng 11 hàng năm là "Ngày văn hóa doanh nghiệp Việt Nam". Tại Lễ công bố Quyết định, Thủ tướng đã phát động cuộc vận động "Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" trong cả nước. Cuộc vận động đã thu hút đông đảo các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Dệt May tham gia. Những hiệu quả bước đầu của Cuộc vận độn đã góp phần tạo dựng, giữ vững và phát triển thương hiệu của ngành.

 

 

Hiện nay có nhiều định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên có một cách hiểu phổ biến nhất: Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp nhằm theo đuổi và thực hiện mục đích chung.

 

Dệt May không chỉ nổi bật ở lĩnh vực xuất khẩu mà nhiều thương hiệu dần trở nên phổ biến và tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng nội địa như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè, Phong Phú, Đông Xuân, Hanosimex…Đó là kết quả của một quá trình nỗ lực, được khẳng định qua chất lượng, uy tín của sản phẩm và cả những giá trị văn hóa vô hình của từng doanh nghiệp.   

 

Giống như nhiều ngành khác, doanh nghiệp Dệt May xây dựng văn hóa đều bắt nguồn từ những điều cơ bản nhất như: tuân thủ nghiêm túc các quy định của luật pháp, các tiêu chuẩn về ATVSLĐ; thực hiện trách nhiệm xã hội; bảo vệ môi trường... đến những việc như cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp, NLĐ và người tiêu dùng; cạnh tranh lành mạnh trên thị trường; đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh; khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, lao động sáng tạo…

 

Văn hóa doanh nghiệp đã từ lâu được các DN và NLĐ trong hệ thống tạo dựng, duy trì, là nền móng vững chắc để ngành phát triển bền vững với mục tiêu lớn nhất vì NLĐ, vì sự ổn định và thịnh vượng của doanh nghiệp. Nét văn hóa ấy càng trở lên nhân văn hơn, ý nghĩa hơn khi năm 2020 dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Là ngành chịu tác động trực tiếp và ảnh hưởng nặng nề nhưng với tinh thần "Tình nguyện chia sẻ cùng doanh nghiệp, tình nguyện giảm lương, giảm giờ làm, thay đổi, chia sẻ vị trí công việc, thậm chí xung phong đi làm không cần lương.", ngành Dệt May vẫn vượt qua khó khăn để "giữ chân" NLĐ bảo toàn đội ngũ, đồng thời giữ vững vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

 

Tại cơ sở, văn hóa doanh nghiệp được chú trọng xây dựng kết hợp cùng chiến lược kinh doanh với nhiều hoạt động:

 

Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ: Năm 2015 biên soạn, xuất bản cuốn "Sổ tay văn hóa doanh nghiệp" được NLĐ đón nhận và trân trọng như "cẩm nang" để làm việc. Nội dung đề cao đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử, trang phục, tác phong làm việc… Sau 6 năm triển khai cuốn sách mang lại lợi ích thiết thực: Công ty đã xây dựng được một môi trường làm việc thân thiện, năng động, NLĐ được tạo điều kiện để phát huy tối đa năng lực bản thân; Năng suất lao động và kết quả sản xuất tăng lên…

 

Tổng công ty May 10-CTCP: Văn hóa được tạo dựng thông qua tiết kiệm sáng tạo và kỷ luật. Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa: Trường Mầm non, Ký túc xá công nhân, Phòng khám đa khoa, Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân...

 

Công ty cổ phần Tiên Hưng: Ngoài việc đầu tư trang bị cơ cở vật chất hiện đại, tạo cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp, mới đây đã thiết kế và trang bị đồng phục mới cho NLĐ với mong muốn đem lại những điều tốt đẹp cho NLĐ. Mặc dù là bảo hộ lao động nhưng khi mang trên mình, NLĐ cảm nhận trang phục đó không đơn thuần là bảo vệ sức khỏe thông thường mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ, thương hiệu nhằm khích lệ tinh thần NLĐ mỗi khi đến "Gia đình Tiên Hưng" làm việc.

 

Công ty CP Dệt May đầu tư thương mại Thành công: Nhân dịp ngày gia đình Việt Nam 28/6 hằng năm, công ty tổ chức tôn vinh "Gia đình lao động tiêu biểu"- những gia đình có cả vợ và chồng hoặc có nhiều thế hệ làm việc và gắn bó với công ty. Hoạt động này không những thu hút NLĐ vào làm việc, giúp CNLĐ tự hào và trân trọng với công việc, doanh nghiệp mình đã chọn mà còn lan tỏa những tấm gương gia đình có truyền thống gắn bó với ngành Dệt May.

 

 

Công ty CP May Xuất khẩu Ninh Bình: Nhiều năm làm tốt công tác bảo vệ môi trường thông qua việc hỗ trợ các địa phương trồng cây gây rừng. Năm 2020, sau trận lũ lịch sử, công ty đã đầu tư kinh phí hỗ trợ bà con và trực tiếp tham gia trồng được 10 Hecta tại tiểu khu 575H, xã vĩnh hà – huyện Vĩnh Linh- tỉnh Quảng Bình.

 

Tổng công ty May Nhà Bè- CTCP: Vận động NLĐ công ty hằng năm đóng quỹ để tri ân người có công với cách mạng. Với 30 năm liên tục làm tốt hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", nhận phụng dưỡng suốt đời 30 mẹ Việt Nam anh hùng đã hình thành nên văn hóa "uống nước nhớ nguồn" của NLĐ nơi đây…

 

Và còn nhiều đơn vị khác của ngành đã đang và sẽ tiếp tục xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo cách của riêng mình tạo sức lan tỏa sâu rộng trong hệ thống và cộng đồng xã hội, góp phần tạo dựng văn hóa của doanh nghiệp cũng như văn hóa ngành Dệt May.

 

Còn đối với NLĐ, bên cạnh yếu tố lương và thu nhập, họ còn mong muốn được làm việc trong điều kiện xanh - sạch - đẹp - an toàn; môi trường làm việc chuyên nghiệp, cởi mở, thân thiện, nhiều cơ hội nâng giá trị bản thân…Hay nói một cách khác, DN muốn cạnh tranh trên thị trường lao động, ngay bây giờ đã phải hình thành và xây dựng cho mình những giá trị văn hóa được NLĐ và công chúng tin tưởng và yêu thích.

 

Nguyễn Thủy

 

Bạn đọc nhấn vào đây để gửi ý kiến bình luận

Tin khác

Trung bình (0 Bình chọn)
Tỷ lệ trung bình là 0.0 ngôi sao trên mức cao nhất 5 sao.
  
Chưa có lời bình nào. Hãy là người đầu tiên.

Thông báo Thông báo

Video hoạt động Video hoạt động

Liên kết website Liên kết website